Xe máy điện Honda Motocompacto giá 24 triệu đồng, có khả năng gấp gọn
Ngày 20.1, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ chính thức nhậm chức tổng thống thứ 47 của Mỹ. Đó sẽ là ngày tổng thống nhậm chức chính thức thứ 60 trong lịch sử Mỹ.Theo NBC Chicago, lễ nhậm chức sẽ bắt đầu vào lúc 12 giờ ngày 20.1, giờ miền đông Mỹ, tức 0 giờ ngày 21.1, giờ Việt Nam.Lịch trình do Ủy ban nhậm chức Trump-Vance công bố cho thấy Tổng thống đắc cử Trump và Phó tổng thống đắc cử J.D. Vance sẽ có các buổi tiệc vào ngày 18.1. Ngày 19.1, ông Trump đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm liệt sĩ vô danh tại Nghĩa trang quốc gia Arlington, sau đó có bài phát biểu mừng chiến thắng tại Nhà thi đấu Capital One ở thủ đô.Ngày 20.1 sẽ bao gồm nhiều sự kiện như lễ cầu nguyện tại nhà thờ St. John ở đối diện Nhà Trắng theo truyền thống. Tiếp theo, ông Trump và phu nhân dự tiệc trà tại Nhà Trắng cùng vợ chồng Tổng thống Joe Biden. Sau đó, họ sẽ cùng đến Điện Capitol để làm lễ tuyên thệ. Vì lý do thời tiết nên nghi thức tuyên thệ sẽ không diễn ra trước bậc thềm tòa nhà mà chuyển vào bên trong. Đây là lần đầu tiên từ lễ nhậm chức của Tổng thống Ronald Reagan hồi năm 1985 nghi thức tuyên thệ diễn ra dưới mái vòm tòa nhà quốc hội.Sau một số nghi thức, ca sĩ opera Christopher Macchio sẽ hát quốc ca. Tiếp đó, Phó tổng thống J.D. Vance sẽ tuyên thệ với sự chủ trì của thẩm phán Brett Kavanaugh của Tòa án Tối cao.Sau một tiết mục của ca sĩ Carrie Underwood, Chánh án Tòa án Tối cao John Roberts sẽ chủ trì nghi thức tuyên thệ của Tổng thống Trump.Sau khi tuyên thệ, ông Trump sẽ đọc diễn văn nhậm chức và được các mục sư làm lễ ban phước. Tiếp theo đó là lễ chia tay chính thức của tổng thống và phó tổng thống mãn nhiệm và ông Biden cùng bà Kamala Harris sẽ rời Capitol.Tiếp theo, ông Trump làm lễ ký tên, ký các văn kiện đề cử quan chức, biên bản ghi nhớ hoặc lệnh hành pháp trước sự chứng kiến của các thành viên quốc hội. Sau đó, tân tổng thống và phó tổng thống ăn trưa bên trong một hội trường thuộc Điện Capitol cùng Ủy ban hỗn hợp quốc hội về các lễ nhậm chức.Tiếp theo đó, đáng lẽ ông Trump sẽ có màn diễu hành như truyền thống dọc đại lộ Pennsylvania nhưng do thời tiết xấu nên sự kiện này chuyển vào nhà thi đấu Capital One với sức chứa 20.000 người, nơi buổi sự kiện xem lễ nhậm chức của những người có vé mời diễn ra.Tiếp đó, tổng thống trở lại Nhà Trắng để dự lễ ký tên chính thức tại Phòng Bầu dục, phát biểu tại các buổi tiệc ở Tòa Bạch ốc.Theo Tu chính án 20 của Hiến pháp Mỹ, tổng thống sẽ nhậm chức vào ngày 20.1 sau bầu cử. Nếu ngày 20.1 rơi vào chủ nhật, lễ nhậm chức sẽ diễn ra vào ngày 21.1. Trước khi tu chính án này được phê chuẩn vào năm 1933, tổng thống nhậm chức vào ngày 4.3.Tổng thống Joe Biden và Phó tổng thống Kamala Harris sẽ chính thức mãn nhiệm vào 12 giờ ngày 20.1, đồng nghĩa ông Trump và ông Vance sẽ chính thức đảm nhiệm chức vụ bất kể họ có tuyên thệ hay chưa. Tổng thống sẽ đọc lời tuyên thệ: "Tôi long trọng tuyên thệ (hoặc khẳng định) rằng tôi sẽ trung thành thực hiện chức vụ Tổng thống Mỹ và sẽ cố gắng hết sức để gìn giữ và bảo vệ Hiến pháp Mỹ".Chi phí cho các sự kiện sẽ được gây quỹ. Số tiền còn dư sẽ dành để xây thư viện tổng thống trong tương lai của ông Trump, theo AP. Ông Trump đã vận động được hơn 200 triệu USD cho lễ nhậm chức, con số kỷ lục.Gia đình, các đồng minh của ông Trump, nhiều khách "VIP" và giới tỉ phú công nghệ (Elon Musk, Jeff Bezos, Mark Zuckerberg) sẽ dự lễ. Toàn bộ cựu tổng thống còn sống sẽ có mặt, gồm ông Bill Clinton, ông George W. Bush và ông Barack Obama. Theo AFP, tân lãnh đạo Mỹ thường không mời lãnh đạo các nước dự lễ nhậm chức nhưng ông Trump đã phá lệ khi mời Thủ tướng Ý Giorgia Meloni, Thủ tướng Hungary Viktor Orban, Tổng thống Argentina Javier Milei và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. Trung Quốc thông báo Phó chủ tịch nước Hàn Chính sẽ đến dự lễ.Đặc biệt, đây sẽ là lễ nhậm chức tổng thống đầu tiên mà cờ Mỹ được treo rủ. Lý do là Tổng thống Biden vào hôm 29.12.2024 ban hành quy định treo cờ rủ trên cả nước để tưởng nhớ cố Tổng thống Jimmy Carter. Quy định kéo dài 30 ngày từ ngày ông Carter mất và ông Trump chỉ có thể đảo ngược quyết định sau khi nhậm chức.Ủy ban hỗn hợp quốc hội về lễ nhậm chức phát một số lượng hạn chế vé dự lễ (hơn 220.000 vé) cho công chúng thông qua các thành viên quốc hội. Vé được phát miễn phí và người có vé được đến Đồi Capitol để trực tiếp xem tổng thống và phó tổng thống tuyên thệ.Những người không có vé vẫn có thể đến khu công viên quốc gia National Mall để theo dõi qua các màn hình lớn. Công chúng có thể thấy bóng dáng của tổng thống khi ông diễu hành tại đại lộ Pennsylvania từ Điện Capitol về Nhà Trắng.Tuy nhiên, các sự kiện ngoài trời nói trên đều bị hủy do lý do thời tiết. Ngày 21.1, Tổng thống Trump sẽ dự lễ cầu nguyện theo truyền thống tại Thánh đường Quốc gia Washington.Thanh niên góp sức xây dựng thành phố thông minh
Đây là bàn thắng gây tranh cãi, do Supachok sút bóng vào lưới đội tuyển Việt Nam, sau tình huống đội tuyển Việt Nam chủ động đưa bóng ra khỏi sân, do cầu thủ bị đau. Sau đó, thay vì trả bóng lại cho đội bóng của HLV Kim Sang-sik, Supachok dứt điểm thẳng vào lưới, nâng tỷ số lên 2-1 cho Thái Lan trong trận chung kết lượt về tối 5.1, đồng thời gỡ hòa 3-3 cho đội bóng xứ sở chùa vàng sau 2 lượt trận chung kết. Bàn thắng gây này tranh cãi vì nó đi ngược lại với tinh thần fair-play trong bóng đá. Hiện tại bàn thắng này vẫn được bình chọn là bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024. Tính cho đến chiều 9.1, tỷ lệ bầu chọn cho bàn thắng của Supachok vẫn cao vượt trội so với phần còn lại. Bàn thắng của Supachok nhận số phiếu bình chọn lên đến 89,44%. Trong khi đó, bàn thắng của tiền đạo Nguyễn Xuân Son, ghi trong trận chung kết lượt đi (nâng tỷ số lên 2-0) ngày 2.1, nhận được 10,22% số phiếu bình chọn, đứng nhì bảng. Các bàn thắng khác có tên trong danh sách những bàn thắng đẹp nhất AFF Cup 2024 có tỷ lệ phiếu bình chọn hầu như không đáng kể. Với tỷ lệ áp đảo nêu trên, bàn thắng của Supachok Sarachat gần như không có đối thủ trong cuộc đua đến danh hiệu bàn thắng đẹp nhất giải.Trước đó, chính bàn thắng này cũng đã giành được giải thưởng bàn thắng đẹp nhất trận chung kết lượt về, với hơn 86% số phiếu bầu chọn. Bàn thắng của Nguyễn Hai Long (ấn định chiến thắng 3-2 cho đội tuyển Việt Nam ở trận chung kết lượt về) xếp thứ nhì với 12% phiếu bầu. Đứng thứ 3 và thứ 4 lần lượt là các bàn thắng của Tuấn Hải (2%) và Ben Davies (0,25%).Mặc dù vậy, nếu Supachok có giành được cú đúp danh hiệu về bàn thắng đẹp, thì những danh hiệu này chỉ là những giải thưởng phụ. Những giải thưởng quan trọng nhất của AFF Cup 2024 hầu hết nằm trong tay đội tuyển Việt Nam: ngôi vô địch toàn giải, cầu thủ xuất sắc nhất, vua phá lưới (đều thuộc về Nguyễn Xuân Son), thủ môn xuất sắc nhất (Nguyễn Đình Triệu).
Tính năng bảo vệ pin trên điện thoại Samsung hoạt động ra sao?
Ban Chỉ đạo sắp xếp tổ chức bộ máy khi điều chuyển một số đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ LĐ-TB-XH về Bộ Nội vụ vừa có họp tổng hợp sơ bộ kết quả bước đầu sắp xếp, tổ chức bộ máy.Ông Nguyễn Hữu Tuấn, Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ (Bộ Nội vụ), cho biết kết quả bước đầu tổng hợp nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi để thuận lợi cho công tác sắp xếp, bố trí nhân sự, nhất là người đứng đầu khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức đã có trên 60 cán bộ, công chức viết đơn tình nguyện nghỉ sớm.Trong đó, có những cán bộ là vụ trưởng sinh năm 1967 còn trên 4 năm công tác. Đây là những tấm gương cán bộ, Đảng viên gương mẫu đã chủ động xin nghỉ công tác nhằm tạo thuận lợi cho quá trình sắp xếp bộ máy, tạo điều kiện để thế hệ kế cận tiếp nối công việc, vận hành thông suốt bộ máy.Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng, Trưởng ban Chỉ đạo đánh giá cao tinh thần trách nhiệm, tinh thần gương mẫu, chia sẻ công việc với tổ chức trong bối cảnh sắp xếp, bố trí cán bộ và tạo điều kiện, cơ hội để bố trí cán bộ trẻ, cán bộ trong diện quy hoạch để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao. Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo bộ trưởng biểu dương, tôn vinh và ghi nhận.Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thứ trưởng Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh nguyên tắc khẩn trương, quyết liệt, chặt chẽ, công tâm, khách quan, minh bạch được quán triệt đến từng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đặc biệt là những đơn vị thuộc diện sắp xếp; đồng thời, yêu cầu các đơn vị này cần tiếp tục bám sát vào chỉ đạo của Ban Chỉ đạo T.Ư, Chính phủ và quy định của pháp luật để triển khai và tránh bỏ sót nhiệm vụ.Hiện Bộ Nội vụ có 20 đơn vị; theo định hướng chuyển 2 đơn vị sang Ủy ban Dân tộc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thì cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ còn 18 đơn vị.Cơ cấu tổ chức của Bộ LĐ-TB-XH gồm 21 đơn vị, theo định hướng chuyển chức năng, nhiệm vụ và đơn vị tương ứng sang Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế, Ủy ban Dân tộc thì Bộ LĐ-TB-XH còn 17 đơn vị. Sau sắp xếp tinh gọn bộ máy, giữ nguyên tên Bộ Nội vụ trên cơ sở hợp nhất Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Nội vụ. Theo dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ được Bộ Tư pháp thẩm định hồi tháng 1. Sau khi sắp xếp, hợp nhất Bộ Nội vụ có 23 đơn vị đầu mối, giảm 12 đơn vị (đạt tỷ lệ giảm 35%).Trong đó, hợp nhất 9 đơn vị thuộc 2 bộ có chức năng tham mưu tổng hợp chung, gồm: Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học tổ chức nhà nước và lao động, Tạp chí Tổ chức nhà nước và lao động, Trung tâm Công nghệ thông tin.Hợp nhất, sắp xếp 6 đơn vị thực hiện chức năng tham mưu, quản lý nhà nước chuyên ngành và tổ chức lại thành 3 đơn vị thuộc bộ, gồm: Vụ Công tác thanh niên và bình đẳng giới, Cục Quan hệ lao động và tiền lương, Cục An toàn lao động và Bảo hiểm xã hội.Duy trì 11 đơn vị, gồm 7 đơn vị thuộc Bộ Nội vụ và 4 đơn vị thuộc Bộ LĐ-TB-XH.
Ở khả năng vận hành, Yamaha Exciter 155 VVA và Suzuki Satria F150 đều sử dụng động cơ xi-lanh đơn 4 thì, 4 van, làm mát bằng không khí, kết hợp cùng hộp số 6 cấp. Mặc dù vậy, động cơ trên Exciter 155 VVA có dung tích 155cc, trong khi dung tích động cơ trên Satria nhỏ hơn đôi chút, 147,3cc. Đáng chú ý, mẫu xe nhà Suzuki lại sở hữu công suất cực đại nhỉnh hơn đối thủ 0,5 mã lực. Bù lại, Exciter 155 VVA lại trội hơn Satria 0,6 Nm mô-men xoắn.
Du lịch Phú Quốc kỳ vọng gì từ IRONMAN 70.3?
Ngày 16.1, bà Hồ Thị Thùy Dương (48 tuổi, ở TP.Cam Ranh, Khánh Hòa) cho biết đã nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND TP.Cam Ranh về vụ "tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại, chấm dứt hành vi vi phạm, yêu cầu xin lỗi công khai" và bà là nguyên đơn, còn bị đơn là Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank).Bà Dương thông tin, trước đó, bà từng khởi kiện Sacombank trong vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại", yêu cầu Sacombank trả lại số tiền thất thoát trong tài khoản của bà tại ngân hàng này gồm 46,9 tỉ đồng và tiền lãi trả chậm.Tháng 7.2024, TAND TP.Cam Ranh tuyên án sơ thẩm vụ án dân sự nói trên và đánh giá lỗi trong vụ việc này thuộc về phía Sacombank. Bản án sơ thẩm tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Dương và buộc Sacombank phải có trách nhiệm trả số tiền trên cùng với tiền lãi, bồi thường về những thiệt hại gây ra cho khách hàng theo quy định pháp luật.Trong đơn khởi kiện lần này, bà Dương cho rằng Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa (người được Sacombank ủy quyền) đã có hành vi "xúc phạm danh dự, gây thiệt hại về uy tín, nhân phẩm" của bà sau khi ngân hàng thua kiện vụ án vừa nêu ở cấp sơ thẩm.Cụ thể, tháng 8.2024, Giám đốc Sacombank Chi nhánh Khánh Hòa ký văn bản gửi Công an tỉnh Khánh Hòa đề nghị xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hồ Thị Thùy Dương, với cáo buộc bà cố ý cấu kết với Nguyễn Thị Thanh Hà, cựu phó Phòng giao dịch Sacombank Chi nhánh Cam Ranh (đang bị điều tra), để chiếm đoạt tiền của ngân hàng này.Trong đơn đề nghị của phía Sacombank có nêu: "...Bà Dương tuy không trực tiếp đến giao dịch tại ngân hàng rút tiền mặt nhưng thực tế bà Dương đã thông đồng với bà Hà", "đề nghị cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự đối với bà Hà và bà Dương trong việc câu kết với nhau để chiếm đoạt 46,9 tỉ đồng là tài sản của ngân hàng".Liên quan đến đơn trên, Viện KSND tỉnh Khánh Hòa lần lượt có phiếu chuyển đơn vào tháng 8 và tháng 9.2024 đến TAND tỉnh Khánh Hòa xem xét, giải quyết theo thẩm quyền. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa không thụ lý đơn của Sacombank, trong thông báo đến TAND tỉnh Khánh Hòa vào tháng 11.2024.Trong đơn khởi kiện, bà Dương cho biết "từ một khách hàng gửi tiền rồi bị mất tại Sacombank, nay bà bỗng nhiên trở thành bị hại" nên khởi kiện. Nguyên đơn đề nghị tòa buộc bị đơn bồi thường thiệt hại về sức khỏe, danh dự bị xâm phạm với tổng số tiền hơn 140 triệu đồng, đồng thời yêu cầu xin lỗi công khai.Ngày 15.1, TAND tỉnh Khánh Hòa đã mở phiên phúc thẩm xét xử vụ án "tranh chấp về đòi tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại" giữa nguyên đơn là bà Dương và bị đơn là Sacombank do có kháng cáo của ngân hàng. Sau phần xét hỏi, HĐXX phúc thẩm đã quyết định tạm ngưng phiên tòa, sẽ mở lại vào ngày 17.1 để bắt đầu phần tranh luận.